Sinh viên Swinburne học quản trị khủng hoảng cùng chuyên gia truyền thông Nguyễn Thanh Sơn
Vừa qua, ông Nguyễn Thanh Sơn đã có buổi chia sẻ với sinh viên Swinburne Việt Nam về chủ đề quản trị khủng hoảng. Ông Nguyễn Thanh Sơn được biết đến là Giám đốc Học viện Doanh nhân MVV, đồng thời cũng là người sáng lập và từng giữ vị trí CEO của T&A Ogilvy. Hiện nay ông đang đồng thời đảm nhiệm vai trò là chuyên gia cố vấn cho ngành Truyền thông đa phương tiện của Swinburne Việt Nam.
Khủng hoảng truyền thông, được biết đến như một nỗi ám ảnh của tất cả các doanh nghiệp. Sự ảnh hưởng tiêu cực của nó có thể khiến một doanh nghiệp bị mất đi niềm tin của công chúng, khó có thể quay trở lại hoạt động bình thường hay thậm chí là phá sản.
Trên thực tế, các doanh nghiệp không thể hoàn toàn tránh được khủng hoảng truyền thông do các yếu tố ngoại cảnh như chính phủ, đối thủ, báo chí… Như vậy, bản chất của việc quản trị khủng hoảng, theo ông Sơn chia sẻ là chính là “quản trị một cách tốt nhất phản ứng của chúng ta một với những gì đang diễn ra”

Ông Nguyễn Thanh Sơn đã có buổi chia sẻ với sinh viên Swinburne Việt Nam về chủ đề quản trị khủng hoảng.
Theo đó, để xử lý khủng hoảng truyền thông, các doanh nghiệp nên tập trung vào 3 yếu tố chính là Care (Quan tâm), Control (Kiểm soát) và Communicate (Giao tiếp) hay còn gọi là quy tắc 3C.
Trong đó Care (Quan tâm) luôn là tiêu chí được đặt lên hàng đầu, thể hiện trách nhiệm và sự quan tâm của doanh nghiệp đối với những người đang bị ảnh hưởng bởi vấn đề. Cách một doanh nghiệp chủ động chịu trách nhiệm đối với những vấn đề của khách hàng thể hiện mức độ uy tín và đáng tin cậy của họ với công chúng.
Sau nhiều năm chinh chiến đi qua khủng hoảng cùng với nhiều doanh nghiệp lớn. Ông Nguyễn Thanh Sơn chia sẻ quy trình xử lý khủng hoảng 8 bước mà ông thấy hiệu quả nhất, bao gồm: kiểm tra thông tin và đánh giá mức độ nguy cơ, trạng thái của hành động, xác định nhóm ảnh hưởng, đưa ra hoạt động truyền thông phù hợp với từng nhóm đối tượng, thực hiện hoạt động truyền thông, chuẩn bị kịch bản cho những trường hợp xấu hơn, nhận phản hồi từ các hoạt động truyền thông và đánh giá tình hình.
Theo chuyên gia Nguyễn Thanh Sơn, xử lí khủng hoảng truyền thông là một trụ cột quan trọng trong quan hệ công chúng. Sau mỗi lần xử lý khủng hoảng thành công, các công ty sẽ một lần nữa tái khẳng định uy tín và danh tiếng của mình qua khả năng giữ vững mối quan hệ với công chúng trước khủng hoảng.